chữa khỏi bệnh gout bằng bài thuốc đông y gia truyền

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

các biến chứng nặng nề của bệnh gout


Các biến chứng của bệnh gút đáng sợ hơn nhiều so với những cơn đau gút cấp. Nếu ai đã từng bị những cơn đau gút cấp hành hạ thì có thể hiểu được điều này, hiểu được các biến chứng của bệnh gút tàn phá cơ thể con người ghê gớm như thế nào.

biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Một trong những biến chứng của bệnh gút

Nhiều bệnh nhân gút đã miêu tả với chúng tôi, khi xảy ra cơn đau gút cấp người ta sợ cả cơn gió thoảng qua hay một con ruồi bay qua… Nhưng những cơn đau đó chưa là gì nếu để bệnh gút đến giai đoạn có biến chứng. Bệnh gút nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, biến dạng khớp dẫn đến mất khả năng vận động, suy thận, tim mạch, … Bài viết này sẽ giúp Quý bạn đọc có thêm kiến thức về những hậu quả do bệnh gút gây ra.

Như chúng ta biết rằng, bệnh gút là do sự rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể dẫn đến nồng độ aicd uric trong máu tăng cao sau đó kết hợp với 1 số điều kiện thích hợp như nhiệt độ, độ pH,… kết tủa thành các vi tinh thể urate natri lắng đọng tại các cơ quan trong cơ thể như: lắng đọng tại các khớp, tại thận, tại các thành mạch máu,… Sự lắng đọng này tích tụ dần dần gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh gút.

– Biến chứng tophi dưới da: Biến chứng này là do các vi tinh thể muối urate natri lắng đọng ở dưới da tạo nên các u, cục như các hạt sạn, sỏi dưới da ở các khu vực, tay chân, ở sụn vành tai,… gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, xa lánh xã hội.

– Biến chứng tại khớp: Khi các vi tinh thể urate natri lắng đọng tại khớp sau một thời gian sẽ tạo thành các u cục gọi là cục tophi. Các u cục tophi thường mọc ở các vị trí khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân, gân Achille. Kích thước từ vài milimet đến nhiều centimet, hơi chắc hoặc mềm, có thể di động do bám vào gân hoặc không di động do dính vào nền xương bên dưới làm các khớp bị cứng, đau khi vận động và dần dần sẽ làm hạn chế vận động của khớp, đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là làm cứng các khớp gây tàn phế.

– Biến chứng tophi vỡ gây nhiễm trùng: Các hạt tophi khi bị vỡ ra rất khó lành do các vin tinh thể urate natri luôn chảy ra, ngăn miệng vết thương lành lại. Khi vết thương hở ra như vậy, khả năng vi khuẩn xâm nhập khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết rất cao. Biến chứng này vô cùng nguy hiểm, có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

– Biến chứng sỏi thận, suy thận, cao huyết áp: Bệnh gút mạn tính có thể gây lắng đọng muối urat trong thận tạo thành sỏi thận, do đó, có thể làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ gây suy thận, tăng huyết áp.

– Biến chứng do dùng thuốc: Ngoài các biến chứng trực tiếp do các vi tinh thể muối urate natri gây ra, biến chứng của bệnh gút còn có thể do dùng thuốc điều trị, điển hình là gây dị ứng, nhất là loại allopurinol hoặc tác dụng phụ của các thuốc chống viêm corticoid hoặc không steroid làm tổn hại đến hệ tiêu hóa, máu, thận…

Cần làm gì để hạn chế sự gia tăng và biến chứng của bệnh gút?

– Để ngăn chạn, hạn chế các biến chứng do bệnh gút gây ra, cách tốt nhất là phòng bệnh gút tư ngay bây giờ bằng chế độ ăn uống, vận động hợp lý và tầm soát bệnh theo định kỳ.

– Còn đối với những người đã có các biểu hiện nghi ngờ bị bệnh gút thì cần đến các cơ sở điều trị chuyên sâu về bệnh gút để được chẩn đoán càng sớm càng tốt.

– Đối với những người đã được chẩn đoán chính xác bị bệnh gút thì song song với việc dùng thuốc, rất cần kết hợp ăn kiêng và tăng lượng nước uống, theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối kiêng các loại phủ tạng động vật, hải sản, rượu, bia, chất uống có cồn. Cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì), ăn nhiều rau, trái cây và uống nhiều nước (khoảng 1,5-2 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu). Cần bỏ rượu, bia (kể cả rượu vang, rượu thuốc) và không nên để bị đói (vì acid uric trong máu tăng cao khi đói). Nên có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất (tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress…). Ngoài ra, bệnh nhân gút cũng cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét