chữa khỏi bệnh gout bằng bài thuốc đông y gia truyền

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Chữa bệnh gút đơn giản chỉ bằng nắm lá tươi nấu nước

Bài thuốc trị bệnh gút bằng lá vối không quá xa lạ. Trong nhân dân vẫn mách nhau cách dùng lá vối đun làm nước uống hàng ngày để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh nhà giàu này.

1. Mô tả

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operulata Roxb., Syzygium nervosum DC.).

Đây là loại cây nhỡ cao từ 5 - 6m, có khi hơn, cành non tròn hay hơi hình 4 cạnh, nhẵn. Lá có cuống dài, dai, cứng, hình trứng rộng, dài 8 - 20cm, rộng 1 - 1,5cm.

Hoa gắn như không cuống, nhỏ, màu lục trắng, nhạt, hợp thành cụm hoa hình tháp tỏa ra ở kẽ những lá đã rụng.

lá vối chữa khỏi bệnh gout

Quả hình cầu, hay hơi hình trứng, đường kính 7 - 12mm, xù xì.

Toàn cây có mùi thơm rất dễ chịu.

Vối là cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trên khắp nước ta, đồng thời cũng xuất hiện ở nhiều địa phương các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc.

2. Dược tính

Theo cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS Đỗ Tất Lợi, lá vối chủ yếu được dùng trong dân gian để nấu nước uống.

Khi dùng để nấu nước, người ta hái lá phơi khô, có người ủ rồi mới phơi như sau: Thái nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng hay thúng ủ cho đến khi đen đều thì lấu ra rửa sạch, phơi khô.

Lá vối ủ uống nước thơm ngon hơn. Nụ vối cũng phơi khô để pha trà và làm thuốc.

Trong lá vối có rất ít tanin, vết ancaloit và 4% tinh dầu mùi thơm dễ chịu.

lá vối chữa khỏi bệnh gout

Năm 1968, Nguyễn Đức Minh, phòng Đông y thực nghiệm Viện nghiên cứu Đông y đã tiến hành nghiên cứu thăm dò tính chất kháng sinh của lá và nụ vối đối với 1 số vi trùng Gram+ và Gram- đã đi đến kết luận lá vối và nụ vối có tác dụng kháng sinh.

Vào mùa đông, kháng sinh tập trung nhiều nhất ở lá.

Cũng theo GS Đỗ Tất Lợi, lá vối và các bộ phận của vối hoàn toàn không có độc đối với cơ thể người.

3. Lá vối trị bệnh gút:

Bài thuốc trị bệnh gút bằng lá vối không quá xa lạ. Trong nhân dân vẫn mách nhau cách dùng lá vối đun làm nước uống hàng ngày nhằm ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Nhiều người còn cho rằng chỉ cần dùng cách đơn giản này có thể chữa khỏi được căn bệnh "nhà giàu" này mà không cần phải uống thuốc.

Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội, lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là thức ăn có nhiều dầu mỡ đồng thời có tác dụng giảm béo, lợi tiểu tiêu độc.

Nếu dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gout.

Tuy nhiên, theo lương y Hồng Minh, việc dùng lá và nụ vối nấu nước uống hàng ngày chỉ hỗ trợ được phần nào trong việc đào thải axit uric, giúp bệnh tiến triển theo chiều hướng tích cực nhưng không chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Người bệnh nên có 1 chế độ ăn uống luyện tập và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ song song với việc dùng nước lá vối hàng ngày.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội


Bài thuốc dân gian điều trị bệnh gút bằng cây hy thiêm

Hiện nay, có rất nhiều loại thảo dược đem lại tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh gút. Dân gian truyền tay nhau cho rằng hy thiêm là một loại cây có chứa các chất hạ acid uric trong máu cũng được sử dụng để điều trị bệnh gút.

chữa bệnh gout bằng cây huy thiêm
Hy thiêm trị bệnh gout

Hy thiêm là một loại cây có chiều cao tầm 30 đến 40 cm, thân và cánh có lông, lá cây được mọc theo hình đối xứng đan xen lẫn nhau. Lá cây có hình tam giác và ở viền lá có răng cưa. Ngoài ra, hoa của cây thường có màu vàng hình quả trứng chia làm 4 đến 5 cạnh màu đen. Cây có Vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau, rất tốt cho xương khớp, đặc biệt là người cao tuổi.

Hy thiêm là cây thuốc sống hàng năm. Cây phân bố ở khắp các tỉnh miền núi nước ta. Cây mọc nhiều ở cá tỉnh miền núi phía Bắc. Thân và lá cây được sử dụng làm thuốc. Người dân thường loại bỏ gốc và rễ, không dùng gốc và rễ của cây hy thiêm để làm thuốc.

Cây dược chất Hy thiêm còn có tên khác là chết bầm hoa vàng đang được dùng phổ thông trong y khoa cựu truyền và công nghiệp dược ở Việt Nam. Với người mắc bệnh gout, Hy thiêm chứa chất đắng daturosid, orientin và 3.7 dimethylquercetin giúp hạ acid uric trong máu. Bây giờ, nhiều nghiên cứu của Đại học Dược Hà Nội cho thấy hiệu quả hạ acid uric và chống viêm giảm đau rõ rệt của loại cây này.

bài thuốc dân gian chữa bệnh gout

Bài thuốc dân gian trị bệnh gout hiệu quả.

Hy Thiêm còn có hiệu quả dược lý như trừ tê thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có hiệu quả an thần, hạ áp huyết, ức chế sự phát triển của những vết loét trên tài thể vì thế khi dùng Hy thiêm sẽ làm giảm triệu chứng biến chứng ở bệnh nhân gout.

Lá Hy Thiêm có hiệu quả ức chế rõ rệt giai đoạn viêm cấp tính và ức chế yếu giai đoạn viêm mãn tính thực nghiệm. Mặt khác, độc tính cấp của Hy Thiêm tự do tương đối thấp ( 77.7g/kg trọng lượng ), nên chữa bệnh bằng hy thiêm an toàn và hiệu quả cao.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội



Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Những người bị Acid uric máu cao, nên ăn gì?

Có thể nói, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric. Khi lượng acid uric trong máu tăng cao thì sẽ lắng đọng ở một số tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể, đặc biệt là ở khớp mà gây ra bệnh gút. 

Bởi vậy, một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống acid uric trong máu tăng cao là nên chọn dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purin và có công dụng tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu. Bài viết sau xin giới thiệu với độc giả một số thực phẩm thông dụng.

rau cần tốt cho người bệnh gout

Rau cần: Cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt lợi thuỷ. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Cả hai loại đều có thể dùng, đặc biệt tốt trong giai đoạn gút cấp tính. Rau cần rất giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày.

Xúp lơ: Là một trong những loại rau rất giàu sinh tố C và chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75 mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, xúp lơ tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và thông tiện nên là thực phẩm này rất thích hợp cho người có acid uric máu cao.

Dưa chuột: Là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali và nhiều nước. Muối kali có tác dụng lợi niệu nên người bị gút cần ăn nhiều dưa chuột. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thuỷ, sinh tân chỉ khát và giải độc nên loại rau có khả năng bài tiết tích cực acid uric qua đường tiết niệu.

Cải xanh: Cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng “lợi tiểu tiện”, rất thích hợp với người bị thống phong (bệnh gút).

Cà: Cà pháo, cà bát, cà tím… đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định.

Cải bắp: Là loại rau hầu như không có nhân purin, rất giàu sinh tố C và có tác dụng lợi niệu. Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng “bổ tinh tuỷ, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc” nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric máu cao.

Củ cải: Tính mát, vị ngọt, có công dụng “lợi quan tiết”, “hành phong khí, trừ tà nhiệt” (Thực tính bản thảo), “trừ phong thấp” (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.

Ngoài ra, người có acid uric máu cao cũng nên trọng dụng các thực phẩm khác như cà rốt, cà chua, măng, mướp, dưa gang, cải trắng, mã thầy, hành tây, mía, chuối, cam, quýt, đào, hạnh đào, mơ, hạt dẻ…Tăng lượng nước uống để kích thích thải acid uric ra ngoài. Nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy…), thịt lợn, thịt dê, thịt bò, thịt cừu, thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng, thịt hun khói, chim cút, cá chép, cá chạch, cá thờn bơn, cá hồi, lươn, nghêu, sò, cua, rau chân vịt, rau câu, đậu hà lan, nấm, biển đậu… và không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như nước trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt… Người bị gút nặng, acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh gout. Nếu ăn táo hoặc dưa chuột, mỗi ngày ăn 1,5kg chia 3 – 4 bữa; nếu ăn rau xanh, mỗi ngày 1,5kg chia nhiều bữa dưới các dạng nấu, xào hoặc làm nộm.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Cẩn thận mắc bệnh gút do ăn nhiều cà chua

Ăn cà chua thường xuyên có thể gây bùng phát cơn gút cấp.

Nhận định này đã được các nhà nghiên cứu tại đại học Otago (New Zealand) đưa ra vào tháng 8/2015 khiến chúng ta không khỏi bất ngờ. Vậy tại sao ăn cà chua lại có thể là một trong những tác nhân gây bệnh gút?

Ăn nhiều cà chua – tác nhân gây bệnh gút?

Chế độ ăn uống luôn là điều mà bất kỳ ai khi mắc bệnh đều quan tâm, đặc biệt là người bị gút bởi bệnh này có liên quan đến chế độ ăn giàu đạm. Khi ăn những thực phẩm như hải sản, nội tạng, thịt bò, nấm… cũng đồng nghĩa là bạn đang tạo điều kiện cho cơn gút cấp có cơ hội bùng phát. Tuy nhiên, với loại quả quen thuộc như cà chua (chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể) thì ít ai có thể nghĩ nó là tác nhân gây cơn gút cấp. Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu của các nhà khoa học tại đại học Otago (New Zealand).

ăn cà chua có thể gây nên bệnh gout

Ăn cà chua có thể gây bệnh gút

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 2.051 người mắc bệnh gút ở New Zealand, trong đó, 71% được xác định có nguyên nhân mắc bệnh liên quan tới thực phẩm. Và cà chua được liệt kê là một trong những loại thực phẩm khởi phát bệnh gút (chiếm tới 20%). Tiến sĩ di truyền học Tanya Flynn – một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết: 'Cà chua đứng thứ tư trong số những yếu tố khởi phát gút được nhắc tới nhiều nhất (chỉ đứng sau: hải sản, rượu và thịt đỏ)'.

Sau đó, các nhà khoa học đã gộp chung với dữ liệu từ 12.720 tình nguyện viên của 3 nghiên cứu ở Mỹ, kết quả cho thấy: Việc tiêu thụ cà chua có thể gây tăng nồng độ axit uric trong máu – nguyên nhân cơ bản gây bệnh gút. Như vậy, để tránh những cơn gút cấp tái phát thì người bệnh nên hạn chế ăn cà chua. Đây cũng là kiến thức rất bổ ích dành cho người mắc gút để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Song song với việc tránh các thực phẩm không có lợi cho gút trong chế độ dinh dưỡng thì một phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả là điều mà bất kỳ người bệnh nào cũng mong muốn.

người bệnh gout nên có chế độ ăn uống khoa học

Người mắc bệnh gút cần có chế độ ăn uống khoa học

Lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gút từ thảo dược

Tại Việt Nam, cà chua cũng là một thực phẩm phổ biến ở hầu hết các gia đình bởi rất giàu giá trị dinh dưỡng, làm đẹp và chế biến được nhiều món ăn ngon. Kết quả nghiên cứu trên thực sự là tin “sốc” với các “tín đồ” của cà chua, đặc biệt là những ai đang bị bệnh gút. Bên cạnh việc hạn chế cà chua trong thực đơn hàng ngày, người mắc gút cũng cần sử dụng những sản phẩm vừa có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Trong đó, dòng sản phẩm đã và đang nhận được sự ưu ái của đông đảo người mắc gút hiện nay là thực phẩm chức năng có chứa thành phần chính chiết xuất từ cây trạch tả. Đây là vị thuốc đã được y học cổ truyền Việt Nam đánh giá cao về tác dụng tăng cường chuyển hóa, hạ axit uric (tốt cho người bị gút). Bên cạnh đó, trong sản phẩm còn có các thảo dược quý khác như: nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh… giúp giảm sưng đau khớp do gút, tăng thải trừ axit uric qua thận ở bệnh nhân gút, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn gút tái phát hiệu quả. Đây được xem là một giải pháp bền vững mà lại an toàn với sức khỏe!

Để kiểm soát gút hiệu quả, mỗi người bệnh hãy tự là bác sĩ của chính mình bằng cách tìm hiểu các thông tin y khoa về gút, hạn chế những thực phẩm không có lợi cho gút trong bữa ăn như cà chua, các loại thịt đỏ,… và không quên bổ sung sản phẩm thiên nhiên chứa trạch tả mỗi ngày. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, hiện nay, sản phẩm cho bệnh gút khá nhiều, do đó, người bị gút nên sáng suốt lựa chọn cho mình các sản phẩm đã được đánh giá qua nhiều nghiên cứu lâm sàng.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội




Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Chế biến món ăn hỗ trợ điều trị gút (gout) từ cá rô đồng

Theo y học cổ truyền, thịt cá rô đồng có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu.


cá rô đồng chữa bệnh gout
Hình minh họa. internet

Rô đồng là loài cá nước ngọt, sống phổ biến ở các ao, ruộng lúa, ao đìa, sông rạch... Mùa sinh sản chủ yếu vào tháng 5 - 7. Cá rô đồng có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm. 

Đây là loại thực phẩm dân dã, ngon và bổ. Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong 100g thịt cá rô đồng chứa chất đạm 20,3g, chất béo 1,5g, và các chất khoáng vi lượng như can xi, phosphor, sắt, vitamin B1, B2… 

Theo y học cổ truyền, thịt cá rô đồng có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu. 

Một số món ăn - bài thuốc từ cá rô đồng: 

Bài 1: 

Cá rô đồng 200g, rau cải xanh 500g, gừng 1 nhánh nhỏ, gia vị vừa đủ. 

Cá rô sơ chế sạch, đánh sạch vảy, khía bụng, bỏ ruột, bỏ mang rồi rửa sạch nhớt. Đun sôi nước, cho cá rô đồng vào luộc cùng với gừng. Khi cá chín thì vớt ra, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần xương cá giã hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước. Rau cải rửa sạch, cắt ngắn khoảng 1cm. Đun sôi nước cá, cho rau cải xanh, thịt cá vào nấu, khi canh sôi lại lần nữa, nêm gia vị là được. Ăn trong bữa cơm. 


canh cá rô đồng chữa gout
Canh cải xanh cá rô đồng

Ăn thường xuyên món này rất tốt cho những người khí huyết suy, cơ thể gầy yếu, ăn uống không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa. Những người đang bị sốt, ra nhiều mồ hôi không nên dùng. 

Cá rô đồng hỗ trợ điều trị bệnh gút cực công hiệu 

Bài 2:

Cá rô đồng 2 - 3 con làm sạch, lá lốt 30g rửa sạch, củ cải 100g thái lát, nghệ 1 - 2 lát, gia vị vừa đủ. 

Cho tất cả vào nồi thêm nước xâm xấp, đun lửa nhỏ om đến khi nhừ. Ăn thường xuyên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút. 

Cá rô đồng 3 - 5 con, đậu xanh 100g, gạo tẻ 100g. 

Cá rô luộc chín, gỡ lấy thịt, phi dầu hành và gia vị cho thơm. Gạo vo sạch nấu thành cháo, sau đó cho cá và gia vị vừa đủ, ăn nóng. 

Món cháo này rất tốt cho các trường hợp trẻ em nóng nhiệt chậm lớn. 

Bài 3: 

Cá rô đồng 3 - 5 con, rau má 150g. 

Cá rô nướng gỡ lọc lấy thịt, xương cá giã nhuyễn lọc để lấy nước vừa đủ. Rau má rửa sạch, thái nhỏ. Đun sôi nước cá, cho rau má vào, thêm vài lát gừng và gia vị làm canh ăn. 

Món này có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho có đờm vàng do phế nhiệt. 

Bài 4: 

Cá rô 200g, rau rút 200g. 

Cá làm sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần xương cá đem giã nhỏ, lọc lấy nước nấu chung với nước luộc cá. Rau rút 300g, bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, cắt khúc. Nấu nước cá sôi, cho thịt cá vào, đến khi sôi lại thì cho rau rút vào, nêm gia vị, canh sôi lại là được. Ăn nóng trong bữa cơm. 

Món canh này có tác dụng bổ tỳ vị, trợ tiêu hóa, nhuận trường, an thần. Rất tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược thần kinh, táo bón…


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội

Website: http://luongynguyenthihuong.com

Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Người bị bệnh gout không nên ăn măng tây

Người bị bệnh gout chủ yếu là do thói quen ăn uống hàng ngày. Do đó, một số thực phẩm người bị bệnh gút không nên ăn, trong đó có măng tây.



Bệnh gout là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, bệnh gout có liên quan mật thiết tới thói quen sinh hoạt và ăn uống. Chính vì vậy mà các phương pháp điều trị bệnh gout hiện nay kể cả Tây y và Đông y đều chỉ định bệnh nhân hạn chế tối đa ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như nội tạng động vật, các loại thực phẩm có màu đỏ, hạn chế ăn hải sản,… và măng tây cũng không phải là ngoại lệ.

Tại sao người bị gout không nên ăn măng tây?


người bị gout không nên ăn măng tây
Người bị bệnh gout không nên ăn măng tây?
(Ảnh minh họa: Internet)

Măng tây có tên khoa học là Asparagus officinalis, được trồng làm thực phẩm rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Măng tây có hoa màu vàng hay màu lục nhạt,… măng tây là loại cây có hàm lượng dinh dưỡng cao (protit 2,2%, xenluloza 2,3%,…), có tác dụng hạ huyết áp, giúp làm giảm cholesteron trong cơ thể,…

Ngoài ra măng tây được xem là loại thần dược dành cho các quý ông, măng tây được xem như một loại thuốc kích dục tự nhiên quý giá. Tuy nhiên, măng tây lại không tốt với người bị bệnh gout, vì trong măng tây có chứa nhiều nhân purin (150mg purin/ 100g măng tây) nên có thể gây tăng nồng độ axit uric trong máu.

Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout bạn nên hạn chế và không được sử dụng quá nhiều măng tây trong một thời gian dài. 
Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, tránh các thực phẩm làm bệnh trầm trọng hơn. 



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Luyện Tập Yoga hỗ trợ điều trị bệnh Gout (Gút)

Gout là một dạng viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ của các tinh thể axit uric trong khớp. Một khi các tinh thể hình thành, khớp xương sẽ ửng đỏ, sưng tấy và đau đớn vô cùng. Bất cứ ai từng trải qua một cuộc tấn công của bệnh gout sẽ thấy rằng cần phải thiết lập những bước cần thiết để ngăn chặn điều đó quay trở lại. Và các động tác nhẹ nhàng trong Yoga có khả năng giúp bạn đẩy lùi những cuộc tấn công đau đớn này.

tập yoga hỗ trợ điều trị bệnh gout

Nhân tố nguy hiểm dẫn tới căn bệnh gout


Bệnh gout thường tìm đến nam giới độ tuổi 40-50, và phụ nữ sau mãn kinh. Những thực phẩm như thịt đỏ, sò ốc và một số loại rau có chứa purine; khi cơ thể bạn phá vỡ purine, axit uric được tạo thành, và thường cơ thể bạn sẽ bài tiết chúng. Khi nồng độ purine trong máu tới mức khá cao, tinh thể axit uric sẽ hình thành trong khớp xương của bạn. Điều này vừa có nguyên nhân do chế độ ăn quá nhiều purine, vừa do cơ thể bạn bất lực trong việc thải bỏ purine. Chế độ ăn đặc biệt có sẵn sẽ giúp bạn tránh được những thực phẩm có hàm lượng purine cao. Uống nhiều nước và duy trì một cân nặng lành mạnh cũng làm giảm nguy cơ bệnh gout.

Yoga ngăn chặn những cơn đau do bệnh gout gây ra như thế nào?


Theo thời gian, các cuộc tấn công thường xuyên của bệnh gout có thể làm cho khớp bị biến dạng, và hạn chế sự chuyển động của khớp. Để giữ được sự linh hoạt và tự do trong khả năng nhất định, thì những động tác duỗi nhẹ nhàng của Yoga rất hữu ích. Thực hành Yoga thường xuyên sẽ giúp duy trì và tăng cường sự linh hoạt của bạn. Động tác duỗi cũng làm tăng tuần hoàn máu. Và cải thiện lưu thông máu sẽ hỗ trợ ngăn chặn việc các tinh thể axit uric hình thành trong khớp xương của bạn.

bài tập cho bệnh nhân gout

Yoga giúp duy trì cân nặng


Nếu bạn bị bệnh gout, hẳn bạn đã biết rằng điều quan trọng là phải duy trì một trọng lượng lành mạnh. Tăng cân sẽ khiến cho cơn đau khớp của bạn bùng nổ. Và các bác sĩ khuyến khích bạn nên giảm cân từ từ, bởi vì nếu bạn thả cân quá nhanh thì purine có thể tấn công các khớp xương của bạn. Yoga hỗ trợ bạn giảm cân từ từ. Tháng 7 năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson  công bố một nghiên cứu cho thấy Yoga giúp phòng ngừa việc tăng cân ở độ tuổi trung niên. Họ cũng nói rằng những người thừa cân tập luyện Yoga thường xuyên sẽ giảm cân tốt hơn người không tập luyện.

Yoga và chế độ ăn kiêng cho bệnh gout


dinh dưỡng cho bệnh gout

Chế độ ăn uống cho người bệnh gout là rất hạn chế. Để tránh thực phẩm có hàm lượng purine cao, bạn sẽ phải loại bỏ thịt đỏ, hải sản và nhất là protein động vật. Nên tránh đồ uống có cồn, đường đơn, tăng cường sử dụng đường phức (complex carbohydrates). Khi thực hành Yoga, bạn sẽ trở nên tỉnh thức hơn về cơ thể của mình, và hiểu được những gì là cần thiết để chăm sóc nó. Nhận thức này giúp bạn dễ theo sát chế độ ăn uống đã được khuyến cáo nhằm ngăn ngừa cuộc tấn công đau đớn khác có thể xảy ra.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Người bệnh gout nên thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục giúp giảm cân và cơ bắp khỏe mạnh hơn. Kiểm soát cân nặng tốt giúp giảm áp lực lên khớp do đó tốt cho người bị bệnh gout và các bệnh về xương khớp.

tập thể dục tốt cho người bệnh gout

Bệnh nhân gout nên tập thể dục

Bệnh gout là bệnh viêm khớp có biểu hiện đau rất dữ dội. Đau tăng lên khi chạm vào bất cứ vật gì. Cơn gout cấp thường tấn công ở các khớp ngón chân cái, khuỷu tay và các khớp ngón tay.

Bệnh gout do lắng đọng các tinh thể acid uric

Nguyên nhân do lắng đọng các tinh thể acid uric hình kim gây tổn thương các khớp. Acid uric trong máu tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp do chế độ ăn nhiều nội tạng động vật, thịt bò, hải sản … Người thừa cân, béo phì, uống rượu bia nhiều có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn.
Tập thể dục giúp phòng ngừa bệnh gout ở nam giới

Bệnh gout có thể được ngăn ngừa nếu kiểm soát chế độ ăn tốt đồng thời luyện tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục giúp phòng ngừa tốt bệnh gout nhờ:

- Tập thể dục giúp giảm cân và cơ bắp khỏe mạnh hơn. Kiểm soát cân nặng tốt giúp giảm áp lực lên khớp do đó tốt cho người bị bệnh gout và các bệnh về xương khớp.

- Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu đến khớp, giúp bôi trơn khớp, hạn chế các acid uric tiếp tục lắng đọng ở khớp, mặc dù nó không phá vỡ các tinh thể acid uric lắng đọng trước đó. Do đó, tập thể dục giúp phòng ngừa tái phát cơn gout cấp.

- Khi xuất hiện cơn gout cấp gây khó khăn cho quá trình tập luyện. Do đó, khi bị cơn gout cấp, đau dữ dội bệnh nhân không nên tập thể dục. Đối với cơn gout cấp chỉ đau nhẹ, tập thể dục nhẹ nhàng có thể làm giảm bớt các triệu chứng đau.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội


Thực phẩm người bệnh gout không nên ăn

Bệnh gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng lượng axit uric trong máu. Chế độ ăn rất quan trọng đối với người bị bệnh gút bởi vì chỉ cần ăn uống không đúng thì ngay lập tức, cơn đau sẽ xuất hiện hành hạ bạn.


Thực phẩm không tốt cho bệnh nhân gout.

Axit uric là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gút, khi hàm lượng axit uric trong máu tăng cao đến một ngưỡng nào đó kết hợp với một số điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, lượng đạm hấp thụ vào cơ thể… thì nó sẽ kết tủa thành dạng tinh thể rắn hình kim, rất sắc nhọn, đồng thời tại các khớp có kết tủa sẽ xảy ra cơn đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ.

Có thể nói bệnh gút là một trong những bệnh gây đau đớn nhất, khi cơn đau đang diễn ra bạn thậm chí còn cảm thấy sợ ngay cả một cơn gió thoảng qua.

Kiêng tuyệt đối với những loại thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như:


thực phẩm nhiều đạm không tốt cho bệnh nhân gout

Người bị gout hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm.

Sò và cũng như hải sản có rất giầu purine, chất purine sản sinh ra các tinh thể axit uric ứ đọng trong các mô mềm và khớp. Vậy nên tốt nhất bệnh nhân bị gout không nên ăn quá nhiều đồ biển, càng ít càng tốt.

Cá trích, cá ngừ, cá cơm là 3 loại hải sản mà tuyệt đối không nên cho vào thực đơn hằng ngày của người bị bệnh gút. Thay vào đó các bạn có thể thay thế bằng tôm hùm hay cua vì đây là những thực phẩm được cho là những thực phẩm an toàn cho bệnh nhân gout.

Thịt đỏ không tốt cho người bệnh gout vì nó chứa hàm lượng purine lớn, chính vì vậy bạn không nên ăn nhiều thịt đỏ.

Nội tạng động vật được các chuyên gia khuyên bệnh nhân là nên kiêng ăn các loại nội tạng như: gan, lá lách, thận…

Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…
Bệnh gút kiêng ăn các loại măng tre, măng trúc, nấm. giá… vì nó làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.

Hạn chế ăn đêm để giảm bớt gánh nặng cho gan.

Ngoài ra, bệnh gút kiêng ăn những loại thực phẩm sau


Bệnh gút kiêng ăn đạm động vật nói chung như: các loại thịt lợn, gà, vịt… cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…

Đạm thực vật: Các loại quả họ đậu : đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu xanh…

Các sản phẩm từ đậu tương như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ…

Hạn chế tối đa các loại thực phẩm giàu chất béo như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh…

Bệnh gút kiêng uống gì


bia rượu không tốt cho bệnh nhân gout
Bệnh nhân gout cần tuyệt đối kiêng bia rượu.

Bia, rượu làm tăng gấp đôi nguy cơ đối với bệnh gout, đây là kết của của một cuộc nghiên cứu. Thực chất thì uống bia không chỉ làm tăng hàm lượng axit uric mà còn ngăn cản cơ thể loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy, để tránh xa bệnh gút bạn nên kiêng rượu bia, đặc biệt người bị gút thì nên bỏ hoàn toàn.

Nước uống có đường, đặc biệt là đường fructose ví dụ như nước soda, nước hoa quả thì nên tránh đối với người bị bệnh gút. Những loại nước uống này không chỉ khiến bạn dễ dàng tăng cân mà còn kích thích cơ thể sản xuất ra axid uric nhiều hơn.

Đồ uống có ga và nước ngọt nhiều đường nên được hạn chế đến mức thấp nhất vì nó sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố làm bệnh gút càng trở nên trầm trọng.

Hạn chế các loại đồ uống có vị chua như: nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội



Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Bệnh gút (gout) làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2


Gút là một dạng của bệnh viêm khớp, người mắc bệnh gút làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, đặc biệt là ở phụ nữ.

người bị bệnh gout

Ảnh minh họa. internet

Các nhà nghiên cứu Anh đã theo dõi hơn 35.000 người mắc bệnh gout và thấy rằng, có đến 71% những người này có khả năng phát triển bệnh tiểu đường so với những người không mắc gút. Đối với nam giới, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên là 22% ở những người bị gút. 

"Gout dường như được góp phần vào nguy cơ của bệnh tiểu đường độc lập với các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường khác, chẳng hạn như béo phì," nhà nghiên cứu tiến sĩ Hyon Choi tại Bệnh viện Massachusetts ở Boston cho biết. 

Gout gây ra cơn đau dữ dội và sưng ở các khớp, thường xuyên nhất là bàn chân, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái. Hơn 3 triệu người Mỹ bị tình trạng này, đàn ông có tỉ lệ mắc bệnh gout nhiều hơn phụ nữ, theo College of Rheumatology Mỹ. 

Người bị bệnh gout là do tăng axit uric dư thừa trong cơ thể, hình thành các tinh thể hình kim ở các khớp. 

Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi mức độ đường trong máu cao, có thể dẫn đến tổn thương thận, bệnh tim. Làm rõ mối quan hệ của bệnh tiểu đường với bệnh gút là điều cần thiết, tác giả nghiên cứu cho biết. 

Tuy nhiên, trong khi các nghiên cứu hiện nay cho thấy gout làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nghiên cứu có thể không chứng minh điều đó, Choi nói. 

Các nhà nghiên cứu cho rằng, ở mức độ thấp từ viêm gout có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các yếu tố nguy cơ khác được như cholesterol xấu cao và huyết áp cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc cả hai căn bệnh này.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội

Cúc Bách Nhật chữa bệnh gout và bệnh tiểu đường


Mắc bệnh gút, tiểu đường không tàn khốc như ung thư nên người bệnh thường tìm đến các bài thuốc dạng thảo dược. Cúc bách nhật hiện đang được nhiều người truyền tai nhau.


Cắt chân vì tiểu đường 

Hiện nay, cây cúc bách nhật đang ngày càng được bày bán tràn lan ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thậm chí loài cây này còn được bán trên mạng dưới dạng trà cúc bách nhật với quảng cáo có thể chữa được bệnh tiểu đường và bệnh guot, một trong hai loại bệnh thuốc rối loạn chuyển hóa đang khiến hàng triệu người tử vong mỗi năm. 

Có lẽ vì thế loài cây này cũng được nhiều người săn lùng về nhà phơi khô nấu nước uống với hi vọng có thể khỏi được bệnh. Hiện nay cây hoa cúc bách nhật được rao bán với giá 300 nghìn đồng/kg cây phơi khô. 


Hình minh họa. internet

Cúc bách nhật được quảng cáo chữa bệnh tiểu đường và gút 

Ông Vũ Thế Trung nhà ở Chùa Láng, Hà Nội kể, từ hơn một năm nay ngày nào ông cũng dùng món trà cúc bách nhật để uống thay nước trà thông thường với hi vọng có thể khỏi được bệnh tiểu đường. Căn bệnh tiểu đường khiến ông Trung khốn khổ. Đặc biệt là biến chứng của bệnh gây viêm loét dạ dày khiến ông ăn không biết ngon, ngủ cũng không yên. Cứ hết hoa ông lại nhờ người ở quê tìm về phơi hộ. Không chỉ dùng riêng thân hoa mà cả lá ông cũng đem về phơi nấu nước uống. 

Bệnh tiểu đường có rất nhiều biến chứng, thậm chí gây mù mắt, hoại tử bàn chân. Việc điều trị phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. 

Trường hợp của bà Vũ Thị Thu trú tại Vĩnh Phúc, Hà Nội là điển hình. Bà Thu bị bệnh tiểu đường và sử dụng trà cúc bách nhật hàng ngày. Gần 1 tháng nay, gót chân của bà xuất hiện các cục chai chân cứng. Bà ấy dao cắt vết chai để đi đỡ đau. Bà Thu không ngờ từ vết cắt đó nhanh chóng gây loét chân và đến nay bà phải cắt chân vì biến chứng của tiểu đường. 

Tại khoa khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giáo sư Tạ Văn Bình – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết ông tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tiểu đường biến chứng nặng chỉ vì không chữa theo đơn của bác sĩ mà lại đi tìm những bài thuốc truyền miệng nhau. 

Đối với cây hoa cúc bách nhật, Giáo sư Bình cho hay: "Nếu thực sự chữa được bệnh gout hay tiểu đường thì người ta đã sử dụng nó từ rất lâu và người nào phát minh ra bài thuốc chữa được bệnh tiểu đường và gout thì cần phải tạc tượng để lưu danh muôn đời. Vì hiện nay, hai bệnh này là hai bệnh mãn tính, dai dẳng và không thể chữa khỏi được. Các bác sĩ chỉ điều trị hỗ trợ". 

Giáo sư Bình khẳng định tất cả các bài thuốc đông y, nam y sử dụng trong điều trị 2 bệnh này chỉ có giá trị hỗ trợ chứ không thể chữa khỏi được bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh tiểu đường cũng thể. Để hỗ trợ người bệnh có thể dùng trà xanh hay các loại khác. Ví dụ cây trà xanh có chứa tanin. Trước khi ăn cơm người bệnh uống một ly nước trà khiến cho chất này làm thành ruột keo lại và bớt hấp thụ đường hơn. Còn đối với cây cúc bách nhật, Giáo sư Bình cho biết ông chưa gặp một nghiên cứu nào nói về tác dụng của loài cây này với các bệnh rối loạn chuyển hóa. 

Chỉ là lời đồn đại 

Mang câu chuyện về cây cúc bách nhật chữa tiểu đường, gút tới gặp bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch Viện Y học bản địa, bác sĩ Sầm cho biết đây là cây hoa nở ngày đất và chưa có công trình nghiên cứu nào về cây này chứng tỏ tác dụng chữa tiểu đường, bệnh gút. 

Bác sĩ Sầm từng chứng kiến nhiều lời đồn đại về các loại thần dược mà đến nay nó vẫn diễn ra. Cách đây 14, 15 năm người ta đồn về cây Tu lình, hay còn gọi là cây con khỉ hoặc cây hoàn ngọc, chữa khỏi nhiều bệnh ung thư và một số bệnh khác như tiểu đường, tăng huyết áp … Thế rồi, vị thế của nó dần chìm đi, chẳng ai nhắc tới nữa. 

Sau đó lại rộ lên chuyện cây lược vàng chữa bách bệnh như ung thư, xuất huyết não, đau thần kinh tọa, điều hòa miễn dịch, chữa thoái hóa khớp, u xơ tiền liệt tuyến, bệnh vảy nến …Thế rồi cũng chẳng ai nhắc tới nữa. 

Theo bác sĩ Sầm, Cúc bách nhật, còn gọi hoa nở ngày, cây nở ngày đất, bách nhật hồng, thiên nhật hồng, thiên kim hồng, thuộc chi Gomphrena, họ rau dền Amaranthaceae, Bộ Cẩm Chướng Caryophyllales thuộc ngành ngọc lan, tên khoa học đầy đủ là Gomphrena globasa.L

Ở nước ta chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cây này để làm thuốc chữa bệnh. Nếu có dùng thì chỉ là kinh nghiệm dân gian trong một số trường hợp sau: đau khớp nhẹ; viêm phế quản thể hen, nhiễm khuẩn, lợi tiểu, giảm hàm lượng đường trong máu. 

Do tính mát và lợi tiểu nên có thể giảm sốt ở trẻ em và tăng thải urat qua đường niệu, tác dụng này trong đông y cũng là thường tình. Trong khi bệnh gout là bệnh chuyển hóa hóa học hết sức phức tạp, liên quan mạnh đến thận, tim, gan, nội tiết tố nam, nữ, chuyển hóa mỡ và hệ miễn dịch… 

“Với tư cách là một thầy thuốc có trách nhiệm, cá nhân tôi khẳng định cây nở ngày đất không thể và không bao giờ chữa khỏi được bệnh gút. Chúng có thể giảm đau, chống viêm, chống o xy hóa và lợi tiểu tạm thời trong bệnh gout mà thôi” – bác sĩ Sầm khẳng định.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội


Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Sự rối loạn chức năng cương dương ở nam giới mắc bệnh gout

Hầu hết nam giới mắc bệnh gút đều có một cuộc đấu tranh lâu dài với chứng rối loạn cương dương (ED).


Kết luận này đã được các nhà khoa học đưa ra trong hội nghị của Liên đoàn chống bệnh thấp khớp Châu Âu thường niên năm 2014.

Nam giới mắc bệnh gút bị dễ rối loạn cương dương

Theo thống kê, có khoảng 1-4% dân số Tây Âu mắc bệnh gút ở một thời điểm nhất định trong cuộc đời mình. Ngay sau khi cơn gút cấp xuất hiện lần đầu tiên, nếu người bệnh không buộc mình thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng như điều trị đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia thì việc bệnh tái phát là khó tránh khỏi. Hậu quả là khớp bị tổn thương nhiều, vận động khó khăn hơn, thậm chí dẫn tới tàn phế. Hệ lụy từ gút không chỉ khiến người bệnh đau đớn mà còn gây nhiều vấn đề sức khỏe khác, trong đó có rối loạn cương dương.

nam giới bị gout dễ mắc rối loạn chức năng cương dương

Nam giới mắc bệnh gút dễ bị rối loạn cương dương

Cuộc khảo sát được thực hiện trên 201 nam giới, trong đó có 83 người mắc gút. Xét về tỷ lệ có ED ở bệnh nhân gút và người không mắc gút lần lượt là 76% và 52%. Thật đáng lo ngại khi 43% bệnh nhân gút có ED nặng hơn so với người bình thường (30%). Điều này cho thấy, mức độ rối loạn chức năng cương dương ở bệnh nhân gút thường nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt tình dục.

Qua kết quả này, tác giả của nghiên cứu - Tiến sĩ Naomi Schlesinger (trường Y khoa Rutgers-Robert Wood Johnson, New Jersey, Mỹ) cho biết: nam giới mắc gút nên tăng cường nhận thức về nguy cơ rối loạn cương dương và kiểm tra sớm để phát hiện, điều trị kịp thời.

Hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng sản phẩm thảo dược

Tại Việt Nam và trên thế giới, phương pháp điều trị gút triệt để vẫn là bài toán chưa có lời giải. Phác đồ đang được đông đảo chuyên gia lựa chọn hiện nay là phối hợp Đông – Tây y trong quá trình điều trị. Người bệnh sẽ được dùng thuốc tây trong cơn gút cấp và khi tình trạng bệnh ổn định thì duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng, ngăn ngừa tái phát. Tiêu biểu cho sự lựa chọn này là sản phẩm chứa thành phần chính trạch tả. Y học cổ truyền đã chứng minh đây là vị thuốc quý có tác dụng tăng cường đào thải axit uric – nguyên nhân gây bệnh gút. Đồng thời, trong các sản phẩm chứa trạch tả nếu được kết hợp thêm với những dược liệu quý khác như: nhàu, hoàng bá, ba kích, hạ khô thảo… thì sẽ có hiệu quả tốt, giúp tác động toàn diện tới nguyên nhân, triệu chứng của bệnh gút: giảm nồng độ axit uric về giới hạn cho phép, đẩy lùi những cơn đau dữ dội do gút, ngăn chặn tái phát, từ đó, hạn chế nguy cơ bị rối loạn cương dương ở nam giới mắc gút.

Hiện nay, tại các nhà thuốc đã xuất hiện sản phẩm đáp ứng được yêu cầu này với thành phần chính là trạch tả, kết hợp cùng nhàu, hoàng bá, ba kích… Thậm chí, sản phẩm này còn được nghiên cứu trên người mắc gút và cho kết quả rất tốt.

Song song với sử dụng dòng sản phẩm thiên nhiên, khi mắc gút, nam giới cần tránh những bữa tiệc thịnh soạn, từ bỏ thói quen uống rượu, bia mỗi ngày để tránh tình trạng bị rối loạn cương dương và các hệ lụy về sức khỏe sau này.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội

Người bị bệnh gout có phải ăn kiêng đậu đỗ?

Câu hỏi: Thưa bác sỹ, lâu nay tôi vẫn thấy thông tin về dinh dưỡng hợp lý với việc tăng ăn cá, đậu, rau giảm mỡ, đạm động vật. Nhưng mới đây tôi được biết, bệnh nhân gout không nên ăn đậu, đỗ.


Trong khi đó, tôi đã bị gout 5 năm nay và lại cố gắng ăn theo thực đơn tăng đậu, đỗ (ăn nhiều đậu phụ, rau xanh), giảm thịt. Xin cho biết, kiêng ăn đậu đỗ ở BN mắc gout có đúng không?

người bệnh gout có phải kiêng đậu đỗ


Trả lời: Như chúng ta đã biết, bệnh gút (Gout) là một bệnh của rối loạn chuyển hoá axit uric, mà cụ thể ở đây là cơ thể tạo ra quá nhiều loại axit này. Sự ứ đọng của axit uric chính là nguyên nhân chủ đạo gây ra các triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh gút.

Tuy nhiên axit uric thủ phạm không phải từ trên trời rơi xuống, cũng không phải do rối loạn gen mà chính là do cơ thể phân huỷ nhiều purin quá (purin là một loại bazơ nitơ của cơ thể). Chuyển hoá purin chính là tạo ra nguồn của gút. Purin trong cơ thể tổn tại ở nhiều vị trí, mà điển hình là trong vật chất di truyền DNA. Yếu tố tác động mạnh tới gút chính là lượng purin đưa vào từ thực phẩm.

Khi ăn nhiều thực phẩm giàu purin thì chúng ta sẽ đưa vào một lượng lớn chất đầu dòng của axit uric căn nguyên. Vì thế mà chúng ta được khuyên là không lựa chọn các loại thực phẩm này. Việc bạn được khuyên là không nên ăn thực phẩm động vật nhiều là hoàn toàn chính xác vì đây là những thực phẩm đặc biệt giàu purin như thịt chó, gan, não, một số hải sản..

Không chỉ có vậy mà một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng có nhiều purin như đậu, đỗ. Thật không may là những thực phẩm “tốt quá trời” cho tim mạch này lại không có họ với gút. Vì thế, dưới góc độ chuyên môn, chúng tôi khuyên bạn hãy giảm sử dụng thịt động vật, đậu đỗ và thêm vào đó là hạn chế rượu bia. Làm được như vậy là bạn đã có một chế độ dinh dưỡng an toàn cho gút.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Uống nước chanh để giảm nguy cơ bị Gout.

Gout hiện nay không chỉ là "bệnh của nhà giàu", ai cũng có nguy cơ mắc bệnh gout.Vậy làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này.

Nước chanh và công dụng của nó trong việc điều trị Gout. Ngoài chuối thì ở nước ta chanh là một loại trái cây được sử dụng khá rộng rãi hàng ngày. Ngoài công dụng trị cảm, nhức đầu...thì chanh còn là loại quả có thể chặn đứng được các cơn đau do Gout gây ra.

uống nước chanh ngăn ngừa bệnh gout

Uống nước chanh giảm nguy cơ bệnh gút

Vì sao chanh có thể chống lại bệnh Gout ?


Chanh chứa nhiều Vitamin C, một lượng nhỏ Acid Citric, một số loại Vitamin B phức tạp giúp chữa trị hiệu quả các căn bệnh thường ngày như nhức đầu, chóng mặt, viêm họng, chảy máu cam, chảy máu nướu và thậm chí là bệnh thiếu máu và táo bón. Ngoài ra trong quả chanh còn chứa loại Vitamin P độc đáo, giúp làm chậm quá trình Oxy hoá, chống ung thư. Trong khi Vitamin C được xem là chất làm giảm đau hữu hiệu trong các cơn đau do bệnh Gout gây ra.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trái cây như cam, quýt và chanh giúp hòa tan axit uric trong máu do mức độ mạnh hơn của axit citric. Nó nên được sử dụng hằng ngày trong chế độ ăn uống của những người bị gút, vì chanh có khả năng kích thích tới gan ngăn chặn hiệu quả việc không cho acid uric kết tủa.
Nhiều người mắc bệnh gút thường có thói quen uống một ly nước chanh sau bữa ăn, việc này góp phần làm giảm các cuộc tấn công của bệnh gút. Ngoài ra nó còn có tác dụng cải thiện hệ thống tiêu hóa và giảm nhiệt trong cơ thể của bạn, đó cũng là lý do vì sao người ta thường uống nhiều nước chanh vào mùa hè. Ngoài nước chanh đường thì soda chanh cũng là một loại thức uống khác được làm từ chanh, có hiệu quả rất tốt trong việc chặn đứng các cơn gout để bạn có thể đổi món.
Tuy nhiên, vitamin C có trong chanh có tác dụng phòng ngừa bệnh gout mà không phải thuốc chữa dứt điểm bệnh như nhiều người nhầm tưởng. Chính vì vậy, những bệnh nhân gout cần phải khám và điều trị bệnh gout để có hiệu quả.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội


Thói quen uống nước cam làm tăng nguy cơ bệnh gút.

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ khẳng định, thói quen uống 2 ly nước cam mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh Gút ở nữ giới.


Bệnh gút là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Các tinh thể urat lắng đọng ở khớp và các tổ chức xung quanh khớp gây nên phản ứng viêm. Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên.

Thống kê sơ bộ cho thấy căn bệnh này đã "tấn công" 1,5% dân số Anh, trong đó đàn ông dường như có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 4 lần so với phụ nữ. Tuy nhiên, số trường hợp nữ mắc bệnh đã tăng lên gấp đôi trong vòng 20 năm qua. 

uống nhiều nước cam gây nguy cơ mắc bệnh gout

Thói quen uống nước cam làm tăng nguy cơ bệnh gút.

Báo Daily Mail đưa tin, các chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Boston đã tiến hành theo dõi thói quen ăn uống của 80.000 phụ nữ trong suốt 22 năm qua.

Họ phát hiện thấy rằng, các phụ nữ uống 2 ly nước cam mỗi ngày đối mặt với nguy cơ mắc bệnh Gút cao hơn gấp 2 lần so với những người đồng giới không có thói quen đó. Ngay cả một ly nước cam mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng bệnh này ở phụ nữ thêm 41%.
Các chuyên gia tin rằng, lượng đường fructose (đường trong trái cây) cao trong nước hoa quả đã khiến axít uric - một sản phẩm thải trong máu - ngấm vào các khớp, làm chúng sưng phồng lên và rất đau đớn.

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Boston, kết quả nghiên cứu của họ đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc giảm dung nạp đường fructose để duy trì sức khoẻ của con người.
Bệnh gút được cho là có liên quan đến một chế độ ăn uống vô độ, bao gồm quá nhiều rượu cồn hoặc thịt màu đỏ, và thiếu vận động. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh gout.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội