chữa khỏi bệnh gout bằng bài thuốc đông y gia truyền

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Những câu hỏi thường gặp về bệnh gout


Bệnh gout là gì, bệnh có di truyền không, ai dễ bị gout, cách phòng chống bệnh như thế nào?... là những câu hỏi về bệnh gout mà chúng ta thường gặp.

1. Bệnh Gout là gì?

bệnh gout khiến bệnh nhân đau đớn

Acid uric lắng đọng gây đau đớn ở người bệnh Gout (ảnh minh họa)

Gout là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều acid uric tích tụ trong cơ thể, gây lắng đọng acid uric tại khớp. Acid uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như nội tạng động vật, thịt lên men, các loại đậu,...

2. Những đối tượng nào dễ mắc bệnh Gout?

Đối tượng bị gout phần lớn là nam giới có độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chỉ có nam giới mới bị gout. Vì phần nhỏ đối tượng dễ bị gout còn lại chính là nữ giới.

Phụ nữ khi bước sang tuổi mãn kinh phải đối diện với nguy cơ bị gout cao gần như nam giới. Số liệu thống kê cho thấy bệnh gout ảnh hưởng đến 3,5% phụ nữ tuổi từ 60-69; và 5,6% phụ nữ độ tuổi trên 80.

3. Bệnh Gout có nguy hiểm không?

biến chứng của bệnh gout

Sỏi thận, suy thận – biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout

Hậu quả trước mắt là các đợt viêm khớp gout cấp - nỗi kinh hoàng cho những bệnh nhân bị gout, tuy nhiên ở giai đoạn đầu các đợt viêm này thường không kéo dài, không thường xuyên và rất dễ chữa. Nếu bệnh không được điều trị đúng và đủ, các đợt viêm khớp sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài hơn, khó chữa hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm nhiều khớp, xuất hiện nhiều u cục quanh khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, tàn phế, sỏi hệ tiết niệu đặc biệt là sỏi thận nguy hiểm hơn cả là suy chức năng thận, đây là nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của các bệnh nhân gout.

4. Làm sao để biết có thể mình đã bị mắc bệnh Gout thưa bác sĩ?

Bệnh gout tương đối dễ nhận biết. Bệnh khởi phát cấp tính, thường vào nửa đêm hoặc gần sáng. Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới đặc biệt là ngón chân cái (70%) kế đó là khớp bàn chân, khớp cổ chân, các ngón chân khác, khớp gối, bàn tay và các vùng gần khớp khác. Bệnh nhân sẽ thấy sưng tấy, nóng, đỏ mọng, đau dữ dội và đột ngột ở một khớp (không đối xứng). Có thể có kèm một số triệu chứng toàn thân như sốt cao, lạnh run, ớn lạnh...Thậm chí, một số trường hợp gây nhức đầu, ói mửa, cổ gượng (do phản ứng màng não). Sau 5-10 ngày bệnh tự khỏi, không để lại di chứng gì tại khớp.

5. Tôi nghe nói bệnh Gout có thể di truyền, vậy điều này có đúng không?

Cho đến nay giới khoa học xác định gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin liên quan đến một số gen, chính vì thế nếu trong nhà có người bị bệnh gout thì nguy cơ mắc bệnh gout còn lại đối với người chung huyết thống là rất cao.

6. Gout có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh gout nếu phát hiện sớm, lượng tinh thể muối urat lắng đọng còn ít thì việc điều trị tan urat sẽ dễ dàng hơn những người đã bị gout mạn tính. Nếu điều trị phục hồi các rối loạn chuyển hóa đồng thời làm sạch các tinh thể muối urat cũng có thể được coi là hết bệnh gout. Tuy nhiên dù có được điều trị hết bệnh gout, bệnh nhân vẫn cần duy trì chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý để chống tái mắc bệnh.

7. Tôi được chẩn đoán là mắc bệnh gout, bác sĩ có kê đơn cho tôi thuốc kháng viêm và giảm đau. Chỉ uống hai loại này tôi có thể khỏi bệnh không?

thuốc gì tốt cho bệnh gout

Các thuốc chống viêm, giảm đau chỉ giúp người bệnh giải quyết được triệu chứng của từng đợt gout cấp, song lại không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây bệnh.Theo các chuyên gia, acid uric là thủ phạm kích thích các cơn gout cấp, vì vậy giảm acid urid trong máu là yếu tố quyết định trong điều trị bệnh gout và kiểm soát các bệnh liên quan tới gout.

8. Có thể phòng tránh được bệnh gout không và bằng cách nào?

Có thể phòng tránh được bệnh gút bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Nên ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh ăn uống quá độ, tránh thường xuyên ăn các món ăn nhiều đạm như thịt đỏ: Thịt bò, thịt dê, thịt chó, thịt thú rừng và các món hải sản. Nên tăng cường ăn các loại rau xanh, củ quả có nhiều chất xơ như: Su hào, súp lơ, rau cần, cà rốt…



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0936 009 783 | 0973 084 256

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội



Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Tập thể dục có tốt cho người bệnh Gout không?


Tập thể dụng rất tốt cho sức khỏe con người, thể dục giúp làm giảm áp lực lên các khớp vì thế rất tốt cho những người bị bệnh xương khớp và đặc biệt là bệnh Gout. Cùng tìm hiểu nhé.

Bệnh gout là bệnh viêm khớp có biểu hiện đau rất dữ dội. Đau tăng lên khi chạm vào bất cứ vật gì. Cơn gout cấp thường tấn công ở các khớp ngón chân cái, khuỷu tay và các khớp ngón tay

Nguyên nhân do lắng đọng các tinh thể acid uric hình kim gây tổn thương các khớp. Acid uric trong máu tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp do chế độ ăn nhiều nội tạng động vật, thịt bò, hải sản … Người thừa cân, béo phì, uống rượu bia nhiều có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn.

Bệnh gout có thể được ngăn ngừa nếu kiểm soát chế độ ăn tốt đồng thời luyện tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục giúp phòng ngừa tốt bệnh gout nhờ:

– Tập thể dục giúp giảm cân và cơ bắp khỏe mạnh hơn. Kiểm soát cân nặng tốt giúp giảm áp lực lên khớp do đó tốt cho người bị bệnh gout và các bệnh về xương khớp.

tập thể dục tốt cho người bệnh gout

– Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu đến khớp, giúp bôi trơn khớp, hạn chế các acid uric tiếp tục lắng đọng ở khớp, mặc dù nó không phá vỡ các tinh thể acid uric lắng đọng trước đó. Do đó, tập thể dục giúp phòng ngừa tái phát cơn gout cấp.

– Khi xuất hiện cơn gout cấp gây khó khăn cho quá trình tập luyện. Do đó, khi bị cơn gout cấp, đau dữ dội bệnh nhân không nên tập thể dục. Đối với cơn gout cấp chỉ đau nhẹ, tập thể dục nhẹ nhàng có thể làm giảm bớt các triệu chứng đau.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội


Email: luongynguyenthihuong@gmail.com

Cây chó đẻ chữa bệnh gout

Vì sao cây diệp dạ châu (cây chó đẻ) có thể chữa khỏi bệnh gút ?

chữa bệnh gout bằng cây chó đẻ

Diệp hạ châu (dân gian gọi là cây chó đẻ) có tên khoa học là Phyllanthus niruri, là một loại thảo mộc phổ biến ở nước ta (bờ ao, bờ ruộng, mọc dại trong chậu cảnh...). Trong dân gian nó được dùng như một bài thuốc chữa trị các chứng bệnh về dạ dày, bàng quang, gan và thận; đây cũng là những gì mà những người mắc bệnh gút rất quan tâm vì gan và thận là 2 cơ quan nội tạng đóng vai trò rất lớn trong việc bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, ở một số nơi cây chó đẻ còn được dùng để chữa sỏi thận, viêm gan hay vàng da một cách hiệu quả.

Các nghiên cứu về diệp hạ châu

Trong một nghiên cứu lâm sàng kéo dài 06 tháng đối với 150 bệnh nhân bị sỏi thận (đường kính 25mm). Sau khi được cho uống một loại thuốc có chiết xuất từ cây diệp hạ châu, các bệnh nhân nhận thấy rằng tỉ lệ hình thành sỏi thận đã giảm khá đáng kể.

Năm 2010, một nghiên cứu khác liên quan đến diệp hạ châu chỉ ra rằng người ta có thể điều trị sỏi thận từ loại thảo dược này, thậm chí cả bệnh gút.

Cây diệp hạ châu giúp tăng khả năng bài tiết mật của gan, giúp khả năng tiêu hóa, loại bỏ chất thải và hấp thụ chất dinh dưỡng của bạn tốt hơn. Vì vậy nó có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi sự hành hạ do sỏi thận gây ra, đồng thời nếu sử dụng thường xuyên cũng giúp bạn tránh được bệnh này. Mặt khác, nó còn làm tăng chức năng của thận, giúp giải độc gan, tăng tiểu tiện...điều này rất quan trọng với những người bị bệnh gút, vì lượng acid uric sẽ theo nước tiểu bài thải ra ngoài làm giảm nồng độ acid uric trong máu.

Một nghiên cứu khác vào năm 1990 được tiến hành bởi Tiến sĩ người Đức Wolfram Wiemann. Cô thực hiện việc điều trị cho 100 bệnh nhân bị sỏi thận với cây diệp hạ châu. Chỉ trong vòng từ 1-2 tuần, 94% các bệnh nhân của cô đã khỏi hẳn sỏi thận. Thật tuyệt vời, đây quả là một liệu pháp tự nhiên tốt nhất cho những người bị sỏi thận và gút.

Sử dụng diệp hạ châu như thế nào?

Diệp hạ châu (cây chó đẻ) thường được phơi khô, sau đó pha với nước sôi và uống như trà; nếu bạn không quen với vị của nó, có thể cho thêm chút mật ong để dễ uống hơn.

Tuy nhiên, một số trường hợp nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ nếu bạn đang bị tiểu đường, rối loạn tuần hoàn máu, phụ nữ có thai hoặc vừa mới phẩu thuật xong.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội


Chữa khỏi bệnh gout bằng dây gắm


Bài thuốc cổ truyền của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái chữa bệnh gút từ dây gắm.

Bệnh gút là một trong các bệnh rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp. Ngày nay, đây không còn là căn bệnh của người giàu mà là căn bệnh của nhiều người. Chiếm đa số ở nam giới từ thanh niên đến độ tuổi trung niên.

Dây Gắm chữa bệnh gút

Gút là một căn bệnh mãn tính, đến nay chưa có phương pháp điều trị triệt để. Các phương pháp điều trị được chỉ định hiện nay tại các cơ sở y tế là dùng nhóm thuốc chống viêm, giảm đau và giảm axit uric. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp tiêu viêm, giảm đau nhanh, cắt được cơn đau gút cấp tức thời. Tuy nhiên các chuyên gia y tế cũng đồng thời khuyến cáo việc lạm dụng dùng các loại thuốc này lâu dài sẽ dẫn tới những tác dụng phụ nghiêm trọng đối với hệ tiêu hóa, chuyển hóa và bài tiết của cơ thể là dạ dày, gan, thận,…

Xu thế hiện nay là sử dụng dòng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên trong hỗ trợ và điều trị bệnh gút. Ưu điểm của xu thế này là không gây tác dụng phụ, an toàn cho người sử dụng. Các thành phần có trong cây thảo dược quý này vừa giúp hạ acid uric trong máu vừa có tác dụng tiêu viêm, giảm đau tự nhiên, không gây tác dụng phụ cho người bệnh.

Theo y học cổ truyền dây gắm có vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng.


cây gắm chữa bệnh gout
Dây Gắm chữa bệnh Gút
(Ảnh minh họa: Internet)

Bài thuốc trị gút hiệu quả từ Dây Gắm.

- Rễ và thân dây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau, chữa phong tê thấp, sản hậu mòn, giải các chất độc (như sơn ăn da, ngộ độc,…).
- Lá gắm giã để đắp vào vết thương do rắn cắn.
- Dây gắm cũng dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét, rễ cây còn được dùng chữa kinh nguyệt không đều,...
Một số bài thuốc từ dây Gắm chữa một số bệnh khác.
- Chữa lở sơn: Lấy rễ gắm 20g, cho 300ml nước sắc nhỏ lửa còn 150ml, ngày uống 2 lần.
- Chữa phong thấp: Rễ gắm, rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, rễ tầm xuân, mỗi vị 20g, cho 500ml, sắc còn 200, ngày 2 lần. Dùng liền 15 ngày.
- Chữa đau nhức gân xương: Rễ gắm, rễ rung rúc, vỏ cây hoa giẻ, ngũ gia bì mỗi thứ 80g, rễ bướm bạc, rễ tầm xuân, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, rễ ô dược, tầm gửi dâu, rễ bạch đồng nữ, rễ xích đồng nam mỗi thứ 40g, rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa, mỗi thứ 20g thái nhỏ phơi khô, ngâm với 2 lít rượu trắng, đậy kín, sau 15 ngày, mỗi ngày uống một chén nhỏ, uống trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, tùy từng thể trạng mà có thể gia giảm các vị trên.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội

Phương pháp điều trị bệnh gout bằng thuốc nam hiệu quả?

Câu hỏi: Tôi bị bệnh gút lần đầu tiên là cách đây 5 năm đau ở gót chân, mỗi năm đau một hai lần ở ngón chân và bàn chân, hôm nay đau lên đầu gối, tôi thấy bệnh bắt đầu trầm trọng, xưa nay chỉ biết uống thuốc giảm đau và kháng viêm nhưng không hiệu quả, xin nhờ lương y tư vấn giúp đỡ cho tôi phương pháp điều trị tốt hơn xin chân thành cảm ơn.



thuốc nam chữa bệnh tiểu đường

Thuốc nam chữa bệnh gout hiệu quả.
Lương y Nguyễn Thị Hường cho biết:

Trong Đông y gọi bệnh gút là bệnh Thống phong là một loại bệnh Tý (chỉ trạng thái kinh mạch, xương khớp bị nghẽn tắc, đau nhức, vận động khó khăn). Chứng đau xuất hiện ở khắp các khớp xương, đau ghê gớm như bị hổ cắn, nên còn gọi là chứng Bạch hổ lịch tiết phong (lịch là khắp cả, tiết chỉ khớp xương).

Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh tà sẽ thâm nhập vào sâu bên trong, gây tổn thương các tạng phủ, chủ yếu là hai tạng can, thận. Bệnh kéo dài lâu ngày khiến công năng của các tạng phủ suy yếu dần, khí huyết bị ứ trệ hóa thành cục đàm - đọng lại quanh các khớp dưới dạng những khối u. Đông y gọi những khối u đó là thống phong thạch (đá thống phong).

Hiện nay, việc chữa trị bệnh gút bằng Tây y đã không loại bỏ triệt để được căn bệnh này và còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây nguy hại cho sức khỏe. Bởi vậy, đã có rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu về cách thức điều trị bệnh gút theo phương pháp Đông y. 

Bài thuốc nam chữa bệnh gút


Chữa bệnh gút bằng thuốc nam đang trở thành một trong những phương pháp chữa bệnh gút phổ biến được nhiều người áp dụng.

Nguyên liệu:
Bạch thược: giúp thư cân, dưỡng huyết
Ma hoàng: giúp phát tán biểu tà
Quế chi: thông kinh hoạt lạc
Y dĩ: giúp trừ thấp
Đông quy, bạch truật…

Cách thực hiện:
Mỗi ngày bệnh nhân sử dụng một thang thuốc
Mỗi liệu trình điều trị sẽ kéo dài ít nhất 2 tuần
Cho thuốc vào đun sôi. Mỗi thang thuốc bạn sắc làm ba lần. Mỗi lần bạn đun 3 bát nước lấy một bát để uống.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

dinh dưỡng cho bệnh nhân gout

Câu hỏi: Bố tôi bị bệnh gút, thỉnh thoảng ăn phải thức ăn lạ làm cho bố tôi đau hơn. Mong bác sĩ hướng dẫn các thức ăn nên kiêng trong bệnh gút để tránh bị bệnh nặng lên.
Nguyễn Thị Lan (Hà Nam)

Trả lời:

Gút là bệnh gây viêm đau khớp xương. Căn nguyên gây bệnh là do acid uric tăng cao trong máu, tích tụ lại trong các khớp xương gây viêm. Acid uric là sản phẩm của quá trình tiêu hóa chất purine, một chất có trong cơ thể và có trong một số loại thức ăn. Vì vậy, bệnh nhân gút cần kiêng ăn các loại thức ăn sau đây: nội tạng động vật như tim, gan, óc, cật, lòng mề, các loại thịt đỏ, thịt gà, tôm cá. Không uống nhiều rượu bia, vì rượu cản trở sự loại bỏ acid uric khỏi cơ thể nên sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Ăn uống điều độ để giữ cân nặng ổn định, tránh thừa cân vì trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ làm cho các khớp xương phải chịu sức ép nhiều hơn và cũng làm bệnh gút tăng lên. Đối với người béo phì không nên giảm cân quá nhanh vì có thể làm tăng acid uric trong máu gây bệnh gút. Hằng ngày cần uống nhiều nước để nước giúp thải chất acid uric ra ngoài.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Chữa bệnh gút đơn giản chỉ bằng nắm lá tươi nấu nước

Bài thuốc trị bệnh gút bằng lá vối không quá xa lạ. Trong nhân dân vẫn mách nhau cách dùng lá vối đun làm nước uống hàng ngày để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh nhà giàu này.

1. Mô tả

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operulata Roxb., Syzygium nervosum DC.).

Đây là loại cây nhỡ cao từ 5 - 6m, có khi hơn, cành non tròn hay hơi hình 4 cạnh, nhẵn. Lá có cuống dài, dai, cứng, hình trứng rộng, dài 8 - 20cm, rộng 1 - 1,5cm.

Hoa gắn như không cuống, nhỏ, màu lục trắng, nhạt, hợp thành cụm hoa hình tháp tỏa ra ở kẽ những lá đã rụng.

lá vối chữa khỏi bệnh gout

Quả hình cầu, hay hơi hình trứng, đường kính 7 - 12mm, xù xì.

Toàn cây có mùi thơm rất dễ chịu.

Vối là cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trên khắp nước ta, đồng thời cũng xuất hiện ở nhiều địa phương các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc.

2. Dược tính

Theo cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS Đỗ Tất Lợi, lá vối chủ yếu được dùng trong dân gian để nấu nước uống.

Khi dùng để nấu nước, người ta hái lá phơi khô, có người ủ rồi mới phơi như sau: Thái nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng hay thúng ủ cho đến khi đen đều thì lấu ra rửa sạch, phơi khô.

Lá vối ủ uống nước thơm ngon hơn. Nụ vối cũng phơi khô để pha trà và làm thuốc.

Trong lá vối có rất ít tanin, vết ancaloit và 4% tinh dầu mùi thơm dễ chịu.

lá vối chữa khỏi bệnh gout

Năm 1968, Nguyễn Đức Minh, phòng Đông y thực nghiệm Viện nghiên cứu Đông y đã tiến hành nghiên cứu thăm dò tính chất kháng sinh của lá và nụ vối đối với 1 số vi trùng Gram+ và Gram- đã đi đến kết luận lá vối và nụ vối có tác dụng kháng sinh.

Vào mùa đông, kháng sinh tập trung nhiều nhất ở lá.

Cũng theo GS Đỗ Tất Lợi, lá vối và các bộ phận của vối hoàn toàn không có độc đối với cơ thể người.

3. Lá vối trị bệnh gút:

Bài thuốc trị bệnh gút bằng lá vối không quá xa lạ. Trong nhân dân vẫn mách nhau cách dùng lá vối đun làm nước uống hàng ngày nhằm ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Nhiều người còn cho rằng chỉ cần dùng cách đơn giản này có thể chữa khỏi được căn bệnh "nhà giàu" này mà không cần phải uống thuốc.

Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội, lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là thức ăn có nhiều dầu mỡ đồng thời có tác dụng giảm béo, lợi tiểu tiêu độc.

Nếu dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gout.

Tuy nhiên, theo lương y Hồng Minh, việc dùng lá và nụ vối nấu nước uống hàng ngày chỉ hỗ trợ được phần nào trong việc đào thải axit uric, giúp bệnh tiến triển theo chiều hướng tích cực nhưng không chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Người bệnh nên có 1 chế độ ăn uống luyện tập và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ song song với việc dùng nước lá vối hàng ngày.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Hotline: 0902 184 389 | 0974 405 536 | 0936 008 703

Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội